image banner
​Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố lần thứ VI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 22/5/2023 tại hội trường Sở Công Thương Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố lần thứ VI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Quang cảnh Hội Nghị

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

Đặc điểm tình hình:

Đảng bộ cơ quan Sở Công Thương là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố. Đảng bộ cơ quan Sở Công Thương hiện có 72 đảng viên, trong đó 68 đảng viên chính thức, 04 đảng viên dự bị, 34 đồng chí là nữ, 100% có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Đại học trở lên, 32 đồng chỉ có trình độ lý luận trung cấp, 16 đồng chí có trình độ lý luận cao cấp. Độ tuổi bình quân đảng viên là 44, đang sinh hoạt tại 10 chỉ bộ, Các tổ chức đoàn thể trực thuộc gồm: Công đoàn cơ quan Sở, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, Đảng uỷ, cơ quan Sở Công Thương luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Bộ công thương, Thành uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân thành phố, Đảng ủy khối các cơ quan thành phố trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, cũng xuất hiện những khó khăn ngoài dự báo như: Tình hình dịch bệnh Covid — 19 diễn biến phức tạp, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột chính trị giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục căng thẳng, tỉnh trạng bảo hộ hàng hoa ở các nước đang diễn ra ngày càng phổ biến,.... có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng nói chung và công tác quản lý nhà nước của Sở Công Thương nói riêng.

Bí thư, Giám đốc Bùi Quang Hải chủ trì hội nghị

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

1.1. Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

1.1.1. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chi tiêu phát triển công nghiệp, thương mại

1.1.2. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết

(1) Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công Thương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố:

Đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng UBND thành phố trình BTV Thành ủy ban hành 02 Thông báo kết luận về phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn thành phố; 02 Chương trình hành động về phát triển năng lượng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 01 Kế hoạch về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Trình UBND thành phố ban hành 08 văn bản quy phạm pháp luật, 38 chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển của ngành (Chi tiết theo Phụ lục 1 giới kèm).

Ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các nhiệm vụ, chương trình công tác và chủ đề năm. Triển khai công tác lập quy hoạch ngành công thương tích hợp vào quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương về các giải pháp phát triển xuất khẩu bền vững; bảo đảm cân đối cầu, bình ổn thị trưởng; bảo đảm cung ứng xăng dầu trên địa bàn ... Chủ trì xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; các Nghị quyết trong lĩnh vực hội nhận quốc tế ...

(2) Công tác phòng, chống dịch Covid-19:

Tổ chức thực hiện: Kế hoạch cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiế yếu cho nhân dân trong vùng phong tỏa cách ly y tế do dịch Covid-19 gây ra; Cả biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởn của dịch Covid-19. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

(3) Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững:

Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 đạt 45,5%, dự kiến tăng lên 54,20% vào năm 2023. Công nghiệp thành phố tiếp tục thu hút được các dự án có công nghệ cao trong lĩnh vực diện, điện tử; Có những sản phẩm tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: máy phát điện gió, dây dẫn điện, phụ tùng ô tô, điện tử, diện lạnh...Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô tiếp tục phát triển; CNHT ngành cơ khí chế tạo, ngành dệt may - da giày chưa có nhiều chuyển biến. Tham mưu UBND thành phố thành lập 06 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 269,61 ha, nâng tổng số CCN được thành lập trên địa bàn lên 13 CCN với tổng diện tích là 519,61 ha. Đẩy mạnh các hoạt động khuyển công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn

(4) Phát triển thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế: Trong thời gian qua, Sở đã thông báo phân hạng và phê duyệt nội quy 04 siêu thị; tham mưu UBND thành phố đề nghị Bộ Công Thương bổ sung Dự án Kho xăng dầu quy mô 80.000m tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy; Số lượng cửa hàng kinh doanh xăng dầu tăng thêm 48 cửa hàng so với năm 2020 ; Ngoài ra, thành phố tiếp tục phát triển các trung tâm thương mại tại các khu đô thị, chung cư mới, các khu nhà ở xã hội. Chỉ số phát triển TMĐT năm 2023 của Hải Phòng xếp thứ 5 cả nước .

àng năm, tổ chức triển khai chương trình bình ổn thị trường hàng hóa, các hoạt động hưởng ứng ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam; Tuần lễ thương. hiệu quốc gia; Phương án dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn; Chương trình “Tháng Khuyến mại Hải Phòng". Vận động các doanh nghiệp triển khai các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, vùng hải đảo, tính đến nay, đã vận chuyển trên 500 chuyển hàng Việt, trị giá mỗi chuyển hàng trên 200 triệu đồng. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hoạt động Xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương như Sơn La, Bắc Giang, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bình Dương, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Kontum, Bắc Kạn, Hưng Yên... tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến để kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động thông tin về hoạt động thông quan hàng hóa tại các nước, các cửa khẩu biên giới. Mở rộng thị trường xuất khẩu từ 126 thị trường năm 2020 đến nay đã tăng lên 132 thị trưởng. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hội nhập quốc tế hàng năm; Kế hoạch thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do mới có hiệu lực như UKVFTA, RCEP, .... Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đáp ứng được quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/8/2021 của BTV Thành ủy về phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động cảng biển, dịch vụ logistics đến năm 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tham mưu cho UBND thành phố: ký kết Kế hoạch hợp tác với UBND tỉnh Quảng Ninh về triển khai việc thúc đẩy hợp tác có hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics kết nối Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; Tổ chức các Hội nghị, diễn đàn trong lĩnh vực logistics. Phối hợp với các ngành trong triển khai các dự án phát triển trung tâm logistics tại huyện Kiến Thụy, quận Hải An.

(5) Đàm bảo đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân thành phố:

Tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch dáp ứng nhu cầu phụ tải điện phục vụ xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn như dự án KCN Tràng Duệ mở rộng, KCN Tiên Thanh, các CCN mới được thành lập ... Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết vướng mắc về điện cho các dự án đầu tư trọng điểm. San lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 8,63%/năm. Tham mưu đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi, điện rác trên địa bản.

(6) Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước của ngành công thương:

Công tác cải cách hành chính: Đã tham mưu UBND thành phố ban hành 08 văn bản quy phạm pháp luật. Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Tăng số lượng thủ tục hành chính theo mức độ 3. mức độ 4 (năm 2020 có 8 TTHC mức độ 4, 28 TTHC mức độ 3; năm 2023 có 108 thủ tục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40 thủ tục dịch vụ công trực tuyến một phần). Cải thiện vị trí xếp hạng chỉ số CCHC của sở, tử vị trí thứ 17 năm 2020 lên vị trí thứ 13 năm 2022.

Công tác chuyển đổi sổ: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của BTV Thành ủy về chuyển đổi số: Sở dạng triển khai không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với 02 TTHC và triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với 41 TTHC mức độ 4 có thu phí, lệ phí trên Cổng DVC Quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt 99,34%. Triển khai các gói thầu đối với 03 nhiệm vụ chuyển đổi số: (1) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ thành phố Hải Phòng. (2) Số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu logistics thành phố Hải Phòng. (3) Số hóa và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống lưới diện hiện trạng từ cấp điện áp 110 kV trở lên trên địa bàn thành phố. Phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số liên ngà

Công tác thanh tra, kiểm tra: Từ năm 2020 đến nay, Sở đã thực hiện 02 cuộc thanh tra và 39 cuộc kiểm tra trong lĩnh vực chuyên ngành công thương đối với các doanh nghiệp theo kế hoạch; Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 14 tổ chức, với số tiền là 333 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, Sở đã chủ trì các cuộc kiêm tran liên gia các đoàn kiểm tra liên ngành thuộc các lĩnh vực như xăng dầu, hóa chất, môi trường, đấu thầu ... Bên cạnh đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 cũng như cung ứng xăng dầu thời gian qua, Sở đã kịp thời tổ chức các đoàn kiểm tra để kịp thời nằm tĩnh hình, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư: Đã tiếp 12 lượt công dân. Tiếp nhận 35 đơn thư; các đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đủ điều kiện xử lý đều được giải quyết dứt điểm, không có đơn thư tồn đọng, kéo dài.

1.2. Lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

Tất cả các vấn đề có liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, công tác tổ chức bộ máy, thực hiện các chính sách cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm.. đều được thảo luận bản bạc dân chủ trong tập thể lãnh đạo Sở, cấp uỷ, lãnh đạo Sở.

Hàng năm, Sở tổ chức hội nghị cán bộ, công chức để đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác; công khai việc chi tiêu tài chính; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của công chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân. Quy chế chi tiêu nội bộ được rà soát, sửa đổi, bổ sung, trên cơ sở đó có điều kiện cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan bằng nguồn tiết kiệm từ khoản chi. (Năm 2020: chỉ thu nhập tăng thêm cho công chức, người lao động là:563.000.000 đồng. Năm 2021; là 841.800.000 đồng. Năm 2022: là 960.000.000 đồng).

Năm 2020, 2021, Sở Công Thương được tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương; 02 tập thể và 03 cá nhân thuộc Sở được tặng Bằng khen của Bộ Công Thương có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, góp phần xây dựng và phát triển ngành công thương Việt Nam năm 2021; Chủ tịch UBND thành phố tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn thành phố; 02 tập thể và 01 các nhân thuộc Sở được UBND thành phố tặng danh hiệu “tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2021”.

Hàng năm căn cứ vào thành tích đạt được, Đảng uỷ, Giám đốc Sở tặng Giấy khen cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (Đảng uỷ tặng Giấy khen cho 04 Chi bộ và 19 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Giám đốc Sở tặng Giấy khen cho 05 tập thể và 25 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ).

1.3. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân:

- Công tác an ninh chính trị, bảo vệ bí mật nhà nước: Sở Công Thương đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức tập huấn về Luật bảo về bí mật nhà nước và công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức cụ quan Sở. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố thực hiện công tác động viên công nghiệp, cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN, dân quân tự vệ.

Đảm bảo thực hiện quy định trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản, sao chụp tài liệu có nội dung BMNN. 100% công chức, viên chức sử dụng thư điện tử công vụ để gửi các văn bản, trao đổi công việc trong các cơ quan Nhà nước; sử dụng phần mềm “Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành" để xử lý công việc chuyên môn.

- Công tác bảo vệ trật tự an toàn, bảo vệ tài sản được đảm bảo, không xảy ra mắt mát, không có vụ việc nào gây mất trật tự xảy ra tại cơ quan.

2. Công tác xây dựng Đảng

2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng

- Tổ chức nghiên cứu, quản triệt và ban hành kế hoạch thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy, Đảng ủy Khối

Đảng uỷ cơ quan đã nghiêm túc triển khai, thực hiện tuyên truyền, phổ biến quán triệt kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ và Đảng uỷ Khối tới các Chi bộ và dảng viên qua Hội nghị do Đảng uỷ khối các cơ quan thành phổ tổ chức và qua Hội nghị của Đảng uỷ cơ quan, sinh hoạt chi bộ. (Chi tiết theo Phụ lục II kèm theo)

- Việc triển khai thực hiện chuyên đề toàn khỏa và hàng năm:

Đảng ủy cơ quan đã ban hành các Kế hoạch số 03; 04; 07; 11; 16; 19 – KH/ĐU để triển khai thực hiện các chuyên đề toàn khoá và hàng năm. Đảng uỷ cơ quan phối hợp với Đảng uỷ Khối các cơ quan thành phố tổ chức hội nghị cho cán bộ chủ chốt và toàn thể đảng viên trong cơ quan học tập chuyên đề từng năm. Sau học tập 100% các đảng viên đã viết cam kết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các nội dung cam kết và dăng ký của cán bộ, đảng viên đều được Chi bộ thưởng xuyên theo dõi, kiểm điểm và làm căn cứ đánh giá phân loại chất lượng đảng viên hàng năm.

- Việc triển khai thực hiện công tác dân vận các cơ quan nhà nước dựng “Mô hình dân vận khéo" theo sự chỉ đạo của Đảng ủy Khối

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng uỷ Khối các cơ quan thành phố về việc xây dựng mô hình dân vận khéo, Đảng uỷ cơ quan đã chỉ đạo các Chi bộ xây dựng các mô hình dân vận khéo qua các năm (Chi tiết theo Phụ lục III kèm theo)

2.3. Công tác tổ chức xây dựng đảng

- Công tác của bộ

Đảng uỷ đã ban hành Nghị quyết số 43 – NQ/DU ngày 03/11/2020 về công tác cán bộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng; Đảng uỷ luôn quan tâm, chỉ đạo việc đảo tạo nâng cao trình độ về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đã ban hành Nghị quyết về công tác cán bộ: Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác.

+ Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030:

Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Đảng uỷ Khối các cơ quan thành phố, Đảng uỷ cơ quan đã rà soát, bổ sung quy hoạch cấp uỷ nhiệm kỳ 2020 - 2025; xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025 – 2030, theo đó đã thực hiện rà soát đưa ra khỏi quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025: 8 đồng chi dương nhiệm, chuyển công tác, không dù điều kiện; bổ sung 07 đồng chí vào BCH và 01 đồng chỉ và Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ quan; 01 đồng chí vào chức danh Bí thư Đảng uỷ cơ quan. Đối với nhiệm kỷ 2025 – 2030: dưa 01 đồng chí ra khỏi Ban Thường vụ, 01 đồng chí ra khỏi chức danh Bí thư, 01 đồng chí ra khỏi chức danh Phó Bí thư; bổ sung 01 đồng chí vào chức danh Bí thư.

Căn cứ Hướng dẫn của Thành uỷ, Sở thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy, cấp sở, cấp phòng và tương đương. Năm 2022, rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy nhiệm kỷ 2020-2025 và xây dựng quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030; Rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo cấp phòng và tương đương nhiệm kỳ 2020- 2025; quy hoạch nhiệm kỷ 2026-2011; Rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo Sở nhiệm kỷ 2021-2026; quy hoạch lãnh đạo Sở nhiệm kỷ 2020-2031.

Công tác kiện toàn cấp ủy

Thực hiện Công văn số 307 – CV/ĐU ngày 18/11/2021 của Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố về việc kiện toàn cấp ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngày 29/11/2021, Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Sở Công Thương đã họp để giới thiệu bo s 0 sung 01 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo quy định đối với đồng chí Nguyễn Công Hán – Phó Giám đốc Sở Công Thương.

+ Công tác điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

Thực hiện điều động, bổ nhiệm 15 công chức, viên chức; bổ nhiệm lại, bổ nhiệm kéo dài dối với 06 công chức; điều động, chuyển dồi vị trí công tác đối với 16 công chức, 06 viên chức.

- Công tác kiện toàn các chi bộ và chỉ đạo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025:

Đảng uỷ cơ quan đã ban hành Kế hoạch số 12 – KH/ĐU ngày 31/3/2022 về tổ chức Đại hội các Chi bộ trực thuộc; Công văn số 83 – CV/ĐU ngày 27/6/2022 về việc tổ chức Đại hội Chi bộ, nhiệm kỳ 2022 – 2025; Công văn số 97 – CV/ĐUK ngày 02/8/2022 về việc phân công dự và chỉ đạo Đại hội chi bộ. Kiện toàn Chi bộ phòng Quản lý Công nghiệp (Chỉ định Bí thư Chi bộ).

Từ ngày 26/07/2022 đến ngày 30/8/2022: 10/10 Chi bộ đã tổ chức đại hội, trong đó có 01 Chi bộ do chưa kiện toàn công tác cán bộ nên tổ chức Đại hội với 01 nội dung. Đến tháng 12/2022, chi bộ đã tổ chức vòng 2 để bầu Bí thư Chi bộ.

Đảng uỷ cơ quan đã ban hành các quyết định chuẩn y Bí thư, Cấp uỷ đối 10 Chi bộ.

- Đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm:

+ Kết quả đánh giá xếp loại Đảng bộ: năm 2020, 2021, 2022: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Kết quả đánh giá xếp loại Chi bộ và đảng viên:

- Công tác phát triển đảng

Trong nửa nhiệm kỳ, Đảng uỷ cơ quan đã cử 11 quần chúng ưu tủ tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Kết nạp được 07 quần chúng (chi tiêu nhiệm kỳ từ 8 – 10 quần chúng); chuyển đảng chính thức 06 dạng viên dự bị.

- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo Quy định 58-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng"

Đảng uỷ cơ quan chú trọng xây dựng đoàn kết nội bộ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hoá, chia rẽ nội bộ, hàng năm các dáng viên đều phải tự đánh giá, nhận xét về 27 biểu hiện tự diễn biển, tự chuyển hoá vào dịp đánh giá, xếp loại cuối năm.

Các đồng chí đảng viên di nước ngoài, có thân nhân người nước ngoài đều thực hiện kê khai, báo cáo theo quy định, qua đó chưa phát hiện trường hợp nào có vấn đề về chính trị hoặc trường hợp công chức, viên chức ra nước ngoài có sai phạm về vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Việt Nam. Đảng uỷ đã thực hiện nghiêm Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của dảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.

* Việc sơ kết Kết luận số 14-KL/ĐUK ngày 20/10/2016 và tiếp tục thực hiện Kết luận số 07-KL/ĐU, ngày 13/10/2022 của BTV Đảng ủy Khối:

Đảng uỷ ban hành Kế hoạch số 15, chỉ đạo các Chi bộ trực thuộc thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 14-KL/DUK của Đảng uỷ Khối, qua đó nhằm nâng cao nhận thức của các Chi bộ về tầm quan trọng của việc sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu của tổ chức đảng. Các đồng chí Bí thư các Chi bộ đã phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng dâng viên, nếu cao tính tiên phong gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ đã có tác dụng tích cực đến việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Các Chi bộ đã tạo lập được sự gắn kết giữa đảng viên với chi bộ. Đảng viên có trách nhiệm hơn trong tham gia phát biểu ý kiến, tham luận, thảo luận tìm giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại. Trong sinh hoạt dùng đã mở rộng và phát huy dân chủ, tạo được không khí cởi mở, sôi nổi, dân chủ; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tiếp tục chỉ đạo các Chi bộ duy trì chế độ sinh hoạt cấp ủy và sinh hoạt chi bộ hàng thảng, xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên để hàng năm. Gắn việc thực hiện Kết luận số 07– KL/ĐU, ngày 13/10/2022 của Đảng uỷ Khối với việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương IV (khóa XII) ngày 30/10/2016 về" Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ".

2.4. Về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng

Hàng năm, Đảng ủy, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ cơ quan đã xây dựng chương trình kiểm tra giám sát, trong đó tập trung vào việc kiểm tra, giảm sát các Chỉ, Dâng bộ trong việc thực hiện cam kết rèn luyện, tu dưỡng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chỉ bộ; sinh hoạt chuyên đề; thực hiện nhiệm vụ chính trị; việc thực hiện Kết luận số 14 – KL/ĐU ngày 20/10/2016 của Đảng uỷ Khối; việc thực hiện 02 Nghị quyết chyên đề của Đảng uỷ cơ quan và công tác thu chi, trích nộp Đảng phí. Trong năm 2020, 2021, 2023 Đảng ủy cơ quan đã thực hiện kiểm tra 05 Chi bộ, giám sát 03 Chi bộ; ủy ban kiểm tra Đảng uỷ cơ quan kiểm tra 06 Chi bộ, Giám sát 09 Chỉ bộ,

Qua kiểm tra, giám sát, các Chi bộ đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Đảng Khối và Đảng uỷ cơ quan trong việc thực hiện sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên để. Đã triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng uỷ cơ quan, Chương trình công tác của Sở; Việc đăng ký gương điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các Chi bộ quan tâm, tuy nhiên số lượng đăng ký chưa nhiều. Sau kiểm tra, giám sát, Đảng uỷ đã ra thông báo tới các Chi bộ để thực hiện khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát.

3. Lãnh đạo các đoàn thể

3.1. Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình cơ quan:

Chỉ đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên CSHCM cơ quan nhiệm kỳ 2022 – 2027; xây dựng Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM; Tổ chức hội nghị đối thoại giữa Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Sở với đoàn viên, thanh niên cơ quan Sở. Đoàn Thanh niên CSHCM cơ quan đã tích cực tham gia các phong trào hoạt động như: hiển máu tình nguyện; Phối hợp với Đoàn Thanh niên các cơ quan Cục Quản lý Thị trường, Bảo Hải Phòng, Đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng, Chi cục thuế Ngô Quyền – Hải An, Huyện đoàn An Dương xây dựng khu vui chơi trẻ em trên địa bản huyện An Lão và khu vui chơi cho thiếu nhi tại xã Đặng Cương, huyện An Dương; Tham gia cuộc thi trực tuyến Biển, đảo Việt Nam – Hải Phòng vươn ra biển lớn do Ban Thường vụ thành đoàn tổ chức năm 2022; Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ năm 2022 do Ban Thường vụ Đoàn khối các cơ quan thành phố phát động. Phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức Chương trình “Vui tết trung thu” và tặng quà các cháu có thành tích trong năm học 2021-2022 cho thiếu nhi là con cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Sở Công Thương và Công đoàn Ngành. Giới thiệu 02 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; Đề nghị công nhận đăng viên chính thức đối với 02 dảng viên dự bị.

3.2. Đối với Công đoàn cơ quan: Hàng năm, Công đoàn cơ quan Sở phối hợp với Thủ trưởng đơn vị tổ chức Hội nghị CBCC,VC và phát động phong trào thi đua. Các hoạt động thăm hỏi, động viên và tổ chức sinh nhật được công đoàn duy trì tổ chức; Tổ chức các hoạt động tập thể cho chị em vào những dịp như ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày phụ nữ Việt Nam 20-10; di tham quan du lịch... Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đi tam quan, nghỉ mát; Vận động công chức, viên chức cơ quan tham gia ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em, ủng hộ đồng bảo lũ lụt, mái ấm công đoàn: 30.000.000 đồng; quỹ phòng, chống Covid 19, mãi ấm CĐ; Quỹ Vì người nghèo thành phố; Ủng hộ công nhân lao động khó khăn tại các tỉnh phía nam bị ảnh hưởng Covid 19: 50.720.000 đồng; Thu nộp quy mái ấm công đoàn: 4.250.000 dong

II. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế:

- Có 02/5 chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở lần thứ III đề ra không đạt mục tiêu, đó là: Chi tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của ngành, các Đề án chương trình được Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố giao hàng năm và trong nhiệm kỳ (Chỉ tiêu phát triển IIP và Tổng mức bán lẻ hàng hoá không hoàn thành); Chỉ tiêu 100% dạng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (chỉ đạt 98,5%)

- Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa hình thành được các mô hình cụm liên kết ngành; ngành đóng tàu chưa phục hồi, một số ngành sản xuất vẫn gặp khó khăn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát như sản xuất đồ gỗ, sản xuất pin và ắc qui, sản xuất dây và cáp điện. Ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu. Hạ tầng thương mại phát triển chưa đều giữa các địa bàn, khu vực, hệ thống chợ chậm được đầu tư cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý.

Cơ cấu hàng xuất khẩu tuy có chuyển biển nhưng chưa phát huy hiệu quả các lợi thế, nguồn lực thành phố. Chưa gắn kết hiệu quả giữa sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn, ổn định.

Các trung tâm logistics chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, mới hình thành các trung tâm logistics tại khu vực Cảng Đình Vũ. Dịch vụ logistics phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Chưa có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics lớn, chất lượng dịch vụ cao, dù sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chi phí logistics còn cao do hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, hậu cần cảng, công nghệ thông tin ... còn hạn chế.

Công tác tham mưu cho UBND thành phố về xây dựng, tổ chức thực hiện các quy hoạch, đề án, chương trình, chính sách phát triển ngành công thương tuy có nhiều cố gắng song chất lượng một số đề án, chương trình còn hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm. Việc nắm tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa sâu sát. Hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động thương mại điện tử chưa được đẩy mạnh. Công tác cán bộ và sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở còn chậm.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa toàn diện, hiệu quả. Công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực tuy có bước chuyển biến nhưng kết quả đánh giá xếp hạng thấp so với yêu cầu đặt ra.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho dạng viên ở một số Chi bộ có lúc chưa được quan tâm thường xuyên. Hình thức tổ chức và nội dung sinh hoạt của các Chi bộ đã được đổi mới tuy nhiên còn chưa đa dạng, phong phú, hiệu quả còn chưa cao, Việc triển khai công tác dân vận ở các Chi bộ chưa đồng đều; chưa xây dựng được gương diễn hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nhân rộng trong toàn Đảng bộ. Việc thực hiện các chuyên đề được đăng ký trong Chương trình công tác năm còn chậm so với kế hoạch đề ra.

2. Nguyên nhân của hạn chế:

Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, dịch bệnh Covid -19, xung đột giữa Nga - Ukraine là yếu tố không được dự báo trước đã tác động sâu sắc, nhiều mặt đến kinh tế toàn cầu, gây sức ép tăng giá dầu, giá các mặt hàng chiến lược, giá lương thực, đẩy lạm phát toàn cầu vượt dự báo, gây bất ổn tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; làm trầm trọng thêm dứt gãy chuỗi cung ứng, suy giam niềm tin đầu tư và tiêu dùng, cùng với giá cước vận tải có thời điểm ở mức cao đã làm giảm sự phục hồi của thương mại hàng hóa. Lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia, nhất là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đã ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Công tác quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch không gian, quy hoạch thành phố còn chậm, chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường sắt lạc hậu ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ logistics.

Nguyên nhân chủ quan

Việc đánh giá, dự báo tình hình, nghiên cứu, đề xuất chính sách trong một số trường hợp còn bị động, chưa theo kịp thực tiễn. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kịp thời với các vấn đề mới cùng những thay đổi nhanh chóng từ bên ngoài.

Các dự án quy mô lớn thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ của các Tập đoàn, Công ty như: Vingroup (Khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên), Geleximco... vẫn đang trong giai đoạn triển khai, dự kiến giai đoạn sau năm 2023 mới có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng. Nhu cầu tiêu dùng cơ bản đã phục hồi, tuy nhiên đời sống người lao động qua ba năm dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng tiêu dùng.

Đội ngũ cán bộ, công chức của Sở có nhiều biển động, chất lượng không đồng đều, một số công việc đã chỉ đạo thực hiện nhưng chưa được triển khai quyết liệt nên hiệu quả còn hạn chế; một số cán bộ, công chức, viên chức thiếu nhiệt tình, trách nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình dân vận khéo chưa thường xuyên. Công tác tham mưu thực hiện các Chuyên đề còn hạn chế, chất lượng chưa cao.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết, toàn ngành Công Thương đã nỗ lực, nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng các cấp, các Nghị quyết, chương trình của Chính phủ, Thành ủy, các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND thành phố về phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn, qua đó đã có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phỏng chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng,

Công nghiệp, xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức cao hơn so với cả nước và các địa phương khác: Tốc độ tăng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp gấp hơn 2 lần so với bình quân chung của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu duy trì vị trí thứ 5, chiếm khoảng 7,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Chất lượng tăng trưởng công nghiệp tiếp tục theo hướng hiện đại, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Hạ tầng công nghiệp được quan tâm đầu tư (đã thành lập thêm 6 CCN). Hoạt động thương mại được vận hành theo cơ chế thị trường; đảm bảo lưu thông phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt phát huy vai trò cung ứng kịp thời hàng hóa cho nhân dân thành phố trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Hạ tầng thương mại phát triển theo hướng hiện đại (tăng thêm 04 siêu thị). Hoạt động xuất nhập khẩu đã khai thác được các trụ đãi từ các FTA thế hệ mới.

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương có nhiều chuyển biển tích cực: Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo quyết liệt; Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Kịp thời cung cấp các thông tin về thị trưởng, những chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở các nước mà Việt Nam giao thương; Công tác bình ổn thị trường hàng hóa, an toàn thực phẩm, cung ứng điện được đảm bảo; Hoạt động kết nối cung cầu tiếp tục được mở rộng trên nhiều địa bản và chủng loại hàng hóa. Sở đã được nhận 02 cờ thì đua của Bộ Công Thương, 05 Bằng khen của Bộ Công Thương đối với hai tập thể và ba cá nhân, 03 Bằng khen của UBND thành phố đối với hai tập thể và một cá nhân, 02 Bằng khen của thành phố theo chuyên đề về phòng chống dịch Covid- 19, trong lĩnh vực xúc tiến Thương mại nội địa và Hội nhập kinh tế gắn với thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Việc quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng được tiến hành nghiêm túc, luôn gắn với xây dựng chương trình hành động của cấp ủy để tổ chức thực hiện. Công tác xây dựng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên được quan tâm trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác dấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phương thức lãnh đạo của Đảng ủy đối với các đoàn thể quần chúng tiếp tục được đổi mới. Những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ từng bước được chấn chỉnh, khắc phục.

- Một số bài học kinh nghiệm.

1. Coi trọng công tác tổng kết, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đúc rút ra những điểm mạnh, yếu để phát huy, tập trung khắc phục và chủ động tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bản trên cơ sở bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công Thương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;

2. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, đổi mới nội dung, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, chính quyền. Tập trung chỉ đạo vào những khâu yếu, những việc mới, việc khó, những nhiệm vụ trọng tâm. Phải xây dựng tinh thần đoàn kết, nhất t rí t rong toàn Đảng bộ cơ quan, tập thể lãnh đạo Sở, nhất là trong xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh gọn, trách nhiệm, thạo việc, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3. Đề cao trách nhiệm và vai trò nêu gương của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để xây dựng, chỉnh đốn và củng cố tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, 4. Tranh thủ sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ, Sở Công Thương các địa phương, các Sở, Ban, ngành, địa phương thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển ngành.

TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement