image banner
Tổng kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/10/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Ngày 19/10/2017 Ban Thường vụ Thành ủy (Khóa XV) ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU).

Thành ủy Hải Phòng đã có Báo cáo số 194-BC/TU ngày 20/5/2022 báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU; Thông báo số 868-TB/TU Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 19/10/2017 của Thành ủy Hải Phòng về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Qua 3 năm (2017-2020) thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, công nghiệp thành phố đã đạt được bước phát triển tích cực, ngày càng giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế thành phố, từng bước khẳng định vị trí trung tâm công nghiệp lớn, có sức cạnh tranh cao của cả nước. Công nghiệp thành phố đã có phát triển cả về quy mô, chất lượng và tốc độ.

Kết quả nổi bật:

Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố đã cơ bản bám sát quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của Nghị quyết. Tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp bình quân đạt 22,28%/năm; tỷ trọng công nghiệp trong tổng GRDP toàn thành phố (chưa bao gồm thuế sản phẩm) bình quân đạt 40,14%/năm; Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao 21,35%/năm; Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt 41,81%/nămCông nghiệp thành phố đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Công tác cải cách hành chính và xúc tiến đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo, với nhiều dự án trên dưới 1 tỷ USD,như dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đầu tư trên 06 tỷ USD vào Tổ hợp nhà máy sản xuất linh kiện điện tử hiện đại, có giá trị thương mại cao. Bên cạnh các dự án FDI đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp thành phố, các dự án đầu tư trong nước cũng khẳng định sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp truyền thống như: đóng tàu, sản xuất xi măng, sản xuất phôi thép, thép cán, kết cấu thép; sản xuất và phân phối điện; sản xuất da giày, dệt may; sản xuất, lắp ráp ô tô; gia công lắp ráp linh phụ kiện… Đặc biệt, năm 2017 Tập đoàn Vingroup đầu tư và hoàn thành Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tổng vốn đầu tư trên 03 tỷ USD, tạo sự chuyển biến cơ bản trong tái cấu trúc lại ngành công nghiệp thành phố, khẳng định Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Cùng với đó, sau hơn một năm triển khai đầu tư xây dựng, tháng 11/2018 Nhà máy sản xuất xe máy điện đã chính thức đi vào hoạt động, tạo nên bước phát triển đột phá cho ngành công nghiệp thành phố trong những năm tới.

Hệ thống giao thông kết nối bên ngoài các KCN, CCN đã được quan tâm đầu tư, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, tạo ra hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp thành phố.

Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, hợp lý và linh hoạt, có khả năng thích ứng cao với các tác động và rủi ro từ bên ngoài. Đã hình thành những ngành, sản phẩm mới đóng góp quan trọng cho phát triển công nghiệp thành phố (các sản phẩm điện tử, sản phẩm ô tô ...). Một số ngành truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển. Một số ngành năng lượng mới được nghiên cứu và kêu gọi đầu tư (điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện rác ...). Ngành công nghiệp thành phố đã có những sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có một số sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất như: giầy dép, may mặc, bột giặt, nước tẩy rửa, sơn tàu biển, tàu biển...

Trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp đã được nâng lên, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa chủ yếu. Nhiều thiết bị, công nghệ được đầu tư chủ yếu có xuất xứ từ các nước phát triển, tỷ lệ thiết bị điều khiển tự động và bán tự động ngày càng tăng.

Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ, kỹ năng và tác phong công nghiệp của người lao động được nâng lên một bước. Đã có sự phối kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động, dần đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thị trường lao động đã hình thành, từng bước phát triển thành cầu nối giữa cung và cầu lao động.

Phát triển công nghiệp đã gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, đã hình thành mạng lưới quan trắc và theo dõi tình hình biến động môi trường của các khu, cụm công nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Hải Phòng vẫn còn một số hạn chế:Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, CCN còn chậm, chưa có KCN công nghệ cao.

Quy mô công nghiệp tuy tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu vẫn là đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Các ngành công nghiệp truyền thống có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước như sản xuất giày dép, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất thép tăng trưởng thấp hoặc suy giảm; Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành công nghiệp.

Chất lượng lao động mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm. Việc giải quyết nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu, tỷ lệ người lao động có nhu cầu về nhà ở được bố trí nhà ở còn thấp.

Sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại một số dự án về sản xuất phân bón, nhiệt điện. Trên địa bàn thành phố còn nhiều doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, xen kẽ trong khu dân cư, ảnh hưởng đến môi trường.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Cơ chế, chính sách về đầu tư nói chung và chính sách phát triển công nghiệp nói riêng còn chưa đồng bộ và tạo khuyến khích cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quá trình hội nhập sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại được ký kết cũng đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của thành phố.Việc phát triển về công nghiệp của các địa phương trong khu vực tạo ra áp lực cạnh tranh về thị trường lao động công nghiệp của thành phố. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến các ngành sản bị ảnh hưởng do đứt gẫy chuỗi cung ứng, trong đó chịu tác động lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do đây là ngành sản xuất - xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên vật liệu, phụ kiện nhập khẩu.

Nguyên nhân chủ quan: Thành phố chưa có các chính sách, cơ chế cụ thể, thiết thực nhằm khuyến khích đầu tư phát triển các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển hạ tầng các KCN, CCN cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp còn hạn chế về chất lượng và số lượng, chưa ngang tầm nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về công nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn phần lớn đều ở quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, trình độ công nghệ và quản lý còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

Các nhiệm vụ, giải pháp

Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm; Tập trung cao nguồn lực, nghiên cứu ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp; Khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển đổi từ khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp sinh thái hoặc xây dựng mới các khu công nghiệp sinh thái. Ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách của thành phố về phát triển công nghiệp hỗ trợ; chính sách về phát triển các khu, cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.

Cơ cấu lại công nghiệp bảo đảm tính chủ động, toàn diện và linh hoạt của nền kinh tế

Tập trung xây dựng và sớm hoàn thiện đề án„“Tái cơ cấu ngành công nghiệp

Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh các thủ tục đầu tư các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Dành quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội trong các khu công nghiệp, khu kinh tế;Tập trung phát triển nhà ở cho công nhânĐẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường và tăng cường quản lý nhà nước về công nghiệp;

Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệpXây dựng và phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại; triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp thành phố; Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement